Ống đo độ mặn
Nhấn vào hình để xem hình lớn |
|
Hướng dẫn sử dụng:
1. Mở nắp theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
2. Lấy dụng cụ đo ra khỏi hộp nhựa
3. Lấy tiếp miếng lót ra khỏi hộp nhựa
4. Rửa hộp nhựa & dụng cụ đo vài lần bằng nước mà mình cần đo độ mặn
5. Đổ nước cần đo vào hộp đến mức khoảng 5cm cách miêng hộp
6. Cho dụng cụ đo mặn vào hộp nhựa, lắc dụng cụ đo sao cho bọt khí bám vào dụng cụ bay lên hết
7. Chờ dụng cụ đo (tránh gió) đứng yên
8. Đọc kết quả tại mức nước trùng với vạch ghi trên dụng cụ đo độ mặn. Công việc kết thúc
9. Rửa sạch, lau khô toàn bộ linh kiện bằng nước sạch,
------------------------------
Đổ mẫu nước cần đo vào
Đặt quả phao vào trong ống
Đọc kết quả trên vạch chia
Giải thích chỉ số:
– Độ mặn: được định nghĩa là lượng muối được hòa tan trong nước biển. Ở đây, ‰ hay ppt (phần nghìn) không phải là đơn vị đo của độ muối, đó chỉ là ký hiệu để biểu diễn đơn vị đo nồng độ (g/kg) của các muối hoà tan trong nước biển.
– Tỉ trọng: được định nghĩa là tỉ số giữa tỉ trọng của dung dịch (tại nhiệt độ nhất định) trên tỉ trọng của nước tinh khiết (tại nhiệt độ nhất định)
Tham khảo
Bảng đo độ mặn của nước:
- Nước ngọt: 0.01 - 0.5 ppt (các sông hồ, hồ chứa)
- Nước ngọt nhạt: 0.01 - 0.2 ppt
- Nước ngọt lợ: 0.2 - 0.5 ppt
- Nước lợ: 0.5 - 30 ppt (các hồ, biển nội địa, cửa sông)
- Nước lợ nhạt: 0.5 - 4 ppt
- Nước lợ vừa: 4 - 18 ppt
- Nước lợ mặn: 18 - 30 ppt
- Nước mặn: trên 30 ppt
- Nước biển: 30 - 40 ppt (Đại dương, biển hở, biển nội địa, vịnh vũng, cửa sông)
- Nước quá mặn: 40 - 300 ppt (một số hồ, vịnh, vũng)
CHIA SẺ CẢM NHẬN CỦA BẠN TẠI ĐÂY
Nhận xét của bạn: Ghi chú: không hỗ trợ thẻ HTML!
Điểm: Không tốt Tốt
Hãy nhận các ký tự hiển thị ở hình bên dưới vào ô: