Làm sạch bể cá cảnh
Nhấn vào hình để xem hình lớn |
|
Bài viết được trích nguồn từ http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=14340
Các dụng cụ được nhắc đến trong bài viết vui lòng xem tại thẻ "Sản phẩm liên quan".
Các Mẹo nhỏ được khuyến nghị từ admin quản trị website www.cacanhsonyen.com
Bể cá cảnh được sử dụng phổ biến ở trong các gia đnh. Khi chơi cá cảnh, bạn cần chú ý làm những công việc sau để đảm bảo có một hồ cá cảnh luôn đẹp. Cách làm sạch bể cá cảnh dưới đây sẽ giúp bể cá nhà bạn luôn sạch với những chú cá luôn khỏe đấy. Vậy làm sạch như thế nào?
Tiến hành lau chùi:
Khi tiến hành lau chùi, bạn không nên lấy mọi thứ trong hồ nuôi ra. Mỗi mặt hồ đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Việc lấy ra và làm sạch những món đồ trang trí trong hồ sẽ góp phần gây ra các va chạm hoặc thậm chí là diệt những loại vi khuẩn này, từ đó làm giảm chất lượng lọc nước.
Mẹo nhỏ: Sử dụng nam châm cọ bể để lau cọ được mặt trong và mặt ngoài của bể cá.
Thay nước:
Bạn chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn (> 10-15%) và việc này đòi hỏi phải thường xuyên.
Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bẩn đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí.
Nếu bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng và điều này sẽ giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước.
Tóm lại, nếu hút 10-15% lượng nước trong hồ thì bạn có thể làm sạch 25-33% các viên sỏi.
Mẹo nhỏ:
1. Sử dụng cây cọ bể 3 trong 1 để vừa cào lớp cát sỏi bung bẩn, vừa có lưỡi dao kỳ sạch tảo bám, vừa có tấm mút chà nhẹ bể.
2. Sử dụng Bơm tay hút nước để có thể hút được các cặn bẩn ở khe kẽ kín nhất
3. Nên dùng vợt vớt hết rác (lá cây, cá chết, ...) trong bể trước khi thay nước.
Loại bỏ tảo trong hồ:
Nếu tảo đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cọ lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ chăm sóc hồ nuôi đều được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh.
Bên cạnh đó, để hồ nuôi sạch hơn, bạn có thể thả vào hồ loại cá lau kiếng (cá cọ bể). Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nhiên, nuôi cá lau kiếng không đồng nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc lau rửa hồ. Trên thực tế, cũng như các loại sinh vật khác, việc nuôi cá lau kiếng hoặc các loại ăn tảo sẽ góp phần làm gia tăng sức chứa hồ nuôi. Vì thế, yêu cầu chăm sóc và bảo quản hồ nuôi cũng tăng lên. Dù bạn có nuôi loại cá lau kiếng thì việc thay 10-15% lượng nước trong hồ mỗi tuần là vô cùng quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ hồ nuôi. Một khi bạn đã quen với điều này thì công việc sẽ trở nên dễ dàng.
Mẹo nhỏ: Trên thị trường có rất nhiều cá lau kiếng, mà ngoài Bắc gọi là cá cọ bể.
- Nếu bể trồng thủy sinh, bạn có thể chọn Cá dọn bể bống, tỳ bà bướm, các loại cá chuột,...
- Nếu bể lớn, không có thủy sinh, bạn có thể nuôi Cá dọn bể thường (loại to, màu đen)
- Nếu bể có ốc, có thể mua cá cóc hoặc cá chuột Mỹ chúng sẽ ăn hết ốc trong bể nhà bạn
Xử lý bộ lọc:
Nếu bộ lọc nước trong hồ cần được làm mới, bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc ngay (tấm hút nước, ống thông,) vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loại vi khuẩn có lợi, từ đó khiến hồ nuôi của bạn phải trở lại giai đoạn đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống (trong trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị lọc cho phép).
Quy trình bơm nước:
Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đnh (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).
Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra (khi sờ vào nước, người bình thường có thể nhận ra sự chênh lệch về nhiệt độ trong khoảng ½ độ F, vì vậy hãy sờ vào nước để so sánh nhiệt độ nước trong xô và trong hồ). Đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ.
Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngòai hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.
Mẹo nhỏ:
1. Để xử lý nước, bạn có thể dùng THuốc khử Clo, thuốc diệt rêu/ốc hoặc thuốc thử PH; tăng /giảm PH, Men làm trong nước, để tạo môi trường tốt cho cá
2. Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây hoặc nhíp trồng cây để sửa sang lần cuối bể cá nhà mình.
CHIA SẺ CẢM NHẬN CỦA BẠN TẠI ĐÂY
Nhận xét của bạn: Ghi chú: không hỗ trợ thẻ HTML!
Điểm: Không tốt Tốt
Hãy nhận các ký tự hiển thị ở hình bên dưới vào ô: