> Thông tin chung |
- Tên thông dụng: cá Tứ vân; cá Xê can
- Tên khoa học: Puntius tetrazona
- Tên tiếng Anh: Tiger barb; Sumatra barb
- Nguồn cá: sản xuất nội địa
- Số kiểu hình: cá Tứ vân, cá Tứ vân vàng, cá Tứ vân xanh
|
> Sinh học và nguồn lợi |
- Phân bố: Malaysia, Cambodia, Thái lan, Indonesia (Sumatra và Borneo) và Việt Nam.
- Chiều dài thân: 7 cm (môi trường tự nhiên), 5cm (môi trường nuôi giữ)
- Sinh sản: Cá thành thục ở 5 – 6 tháng tuổi, đẻ trứng dính trên giá thể mềm đặt chìm dưới đáy. Cá đẻ xong cần tách riêng cá bố mẹ để tránh cá ăn trứng, trứng nở sau 2 – 3 ngày ở nhiệt độ 28 – 300C. Cá bột sau khi nở 2 – 3 ngày bắt đầu ăn thức ăn ngoài.
|
> Kỹ thuật nuôi |
- Chăm sóc: Cá sống thành đàn mọi tầng nước, hồ có rong với ánh sáng vừa, yêu cầu lọc nước ít sục khí trung bình , ít nhiễm bệnh.
- Nhiệt độ nước (C): 20 – 30
- Độ cứng nước (dH): 5 – 19
- Độ pH: 6 – 7,5
- Thể tích bể nuôi (L): 100
- Thiết kế bể: Cá sống thành đàn, hiếu động, hay cắn phá nên cần có không gian cần thiết. Thả cá theo đàn (ít nhất 6 con/ đàn) để hạn chế cá cắn phá cây thủy sinh và rượt đuổi, rỉa vây các loài cá khác. Là loài “rỉa vây” nên không nuôi ghép với các loài cá có vây dài, các loài cá hiền và chậm hơn. Có thể sống tốt chung với các loài như: cá Neon, cá Hà lan, cá Mai Quế.
- Thức ăn: Là loài ăn tạp: thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, côn trùng thủy sinh và trên cạn, giáp xác, thích ăn thực vật thủy sinh, ngoài ra cá cũng ăn thức ăn viên. Trong điều kiện nuôi, khẩu phần của cá cần protein 28-32%, lipid, tinh bột, vitamine, khoáng, các amino acid cần thiết và các acid béo.
|